Giới thiệu về con rươi và vùng rươi Tứ Kỳ



Báo Sở thông tin Công Nghệ tỉnh Hải Dương ĐăngMùa rươi ở xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ

Đăng bởi: CN. Nguyễn Thị Ánh   
Thứ sáu, 30 Tháng 11 2012 15:39

    Mỗi năm, xã An Thanh thu hoạch khoảng 7-8 tấn rươi, trung bình mỗi kg rươi có giá khoảng 300.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi năm người dân An Thanh thu về hơn 2 tỷ đồng từ con rươi.
Rươi là một loài sinh vật quý hiếm, chỉ có rải rác ở một số tỉnh địa phương đồng bằng vùng trũng, có diện tích đất ngập úng, có con nước thủy triều lên xuống của các con sông, con lạch nhỏ, nước lợ như một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình v.v.. Ở Hải Dương, các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Tứ Kỳ là những huyện trước đây có rất nhiều rươi và rươi ngon có tiếng. Hiện nay đồng rươi chỉ còn một dải hẹp ven sông thuộc vành đai nước lợ thuộc các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Tứ Kỳ. Trong đó, xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ) là một vùng quê nổi tiếng về chất lượng con rươi và cách đánh bắt rươi độc đáo.
Xã An Thanh có trên 100 ha đất bãi ven sông Thái Bình, tập trung ở hai thôn là An Định và An Lao. Trong đó, riêng thôn An Lao có khoảng 170 mẫu ruộng cho thu hoạch rươi. Ông Phạm Văn Mên, trưởng thôn An Lao cho biết: Người dân trong thôn thu hoạch rươi từ những năm 80 của thế kỷ trước. Lúc ấy, rươi có nhiều, mỗi khi có rươi, cả làng cùng đổ xô ra ruộng bãi để vớt rươi. Từ sau khi thực hiện khoán 10 thì diện tích ruộng đất bãi được giao cho nông dân quản lý.
Nhắc đến con rươi, những người cao tuổi ở An Thanh thường tự hào: Nó như con giun nằm dưới đất bùn. Đất càng sạch, càng xốp thì rươi càng to, càng ngon. Nước lên đến đâu, rươi nổi lên đến đấy, nước rút ra sông thì rươi cũng theo ra. Vào chính con nước, rươi vừa nhiều vừa to. Về mặt ẩm thực, Rươi là một nguyên liệu để chế biến những món đặc biệt thơm ngon như: chả rươi, mắm rươi, rươi hấp, nem rươi, rươi kho, rươi xào củ niễng măng tươi hay củ cải, thậm chí có nơi còn làm canh riêu rươi. Trước đây, cứ mỗi độ thu về, chỉ cần nghe hai tiếng "rươi nổi" truyền tai nhau là cả làng đổ xô ra bãi để vớt rươi, người lớn và trẻ con đi bắt rươi mà như đi trẩy hội. Dụng cụ chính để bắt rươi là xăm. Người ta dùng vợt, rổ, chậu để đi vớt rươi. Ai có xăm thì dùng xăm, ai không có xăm thì dùng vợt, dùng rổ để vớt lấy loài sinh vật quý hiếm này. Một đêm vớt rươi có thể được 10-12 thúng là chuyện bình thường.
Trước đây, nông dân An Thanh vẫn cấy 2 vụ lúa mỗi năm, sử dụng phân hóa học, thuốc cỏ, thuốc trừ sâu nên ruộng bãi ngày càng hiếm rươi. Theo cụ Phạm Văn Túc, một người đã cả đời gắn bó với con rươi ở vùng đất An Thanh, nguyên nhân làm cho con rươi mất đi là do sử dụng phân hóa hóc, thuốc trừ sâu, khiến con rươi không thể tồn tại và sinh trưởng, phát triển. Một nguyên nhân nữa là con rươi chỉ hình thành và phát triển mạnh ở vùng nước lợ, nông dân lại đắp cao bờ vùng để ngăn không cho nước mặn thâm nhập vào cây lúa, khiến vùng nước lợ thuận lợi cho rươi phát triển bị thu hẹp. Sau này, khi nhận thấy lợi ích to lớn từ con rươi mang lại, người dân ở đây chỉ cấy lúa 1 vụ trong năm, không dử dụng phân bón hóa học cũng như thuốc trừ sâu; đồng thời sử dụng phân bón hữu cơ như rơm, rạ, phân gia cầm và cấy các giống lúa truyền thống là lúa gié, lúa hom nên con rươi phát triển trở lại.
Hiện tại, xã An Thanh có khoảng gần 50 ha đất ruộng bãi có khả năng khai thác rươi. Tại đây đã xuất hiện những mô hình đánh bắt rươi khá độc đáo. Điển hình là hộ nông dân Vũ Xuân Hời với diện tích hơn chục mẫu ruộng được quy hoạch dồn điền đổi thửa để thu rươi và cáy. Trên diện tích rộng lớn, anh đầu tư đắp bờ cao, xây dựng hệ thống kênh mương, cống để chủ động điều tiết nước sông ra-vào bãi. Anh Hời cho biết: Ruộng bãi được cấy lúa một vụ trong năm nhưng cấy lúa cốt để cho đất tơi xốp chứ không ai quan tâm nhiều đến năng suất lúa. Nguồn lợi chính của ruộng bãi là con rươi, sau đến là con cáy ngoài đồng. Anh bảo: "Con rươi xuất hiện là do chế độ nước thủy triều, con người chỉ có thể cải tạo đất bãi, tạo điều kiện môi trường sống cho con rươi. Tôi đi theo các cụ cao tuổi trong làng bắt rươi từ khi bé, bây giờ lập bãi, theo sát nó đã 5 năm nay nhưng cũng không biết nó ăn thứ gì và sinh sản ra sao cả". Đã từ mấy năm nay, để tránh tình trạng tư thương ép giá mỗi khi nước rươi lên, anh Hời cùng một số hộ dân khác ở An Thanh tìm cách chủ động điều tiết nước thủy triều vào khu ruộng, bãi nhà mình. Các hộ sẽ thống nhất với nhau việc hộ nào lấy nước vào ngày nào một cách luân phiên trong khoảng thời gian đầu và cuối con nước rươi. Năm 2011, với diện tích 25 mẫu ruộng bãi, anh Hời thu hoạch được 3 tấn rươi. Năm 2012, anh Hời dự kiến sẽ thu hoạch khoảng 1,5 tấn rươi trên diện tích 10 mẫu, với giá bán trung bình 300.000-350.000 đồng/kg. Ngoài rươi, anh còn thu nhập từ con cáy với khoảng hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
Hiện tại, xã An Thanh đã có 5 hộ gia đình thu hoạch rươi theo cách chủ động điều tiết nước như hộ anh Vũ Xuân Hời. Giá trị của con rươi mang lại là rất cao và thị trường tiêu thụ rươi ngày càng rộng lớn. Đặc biệt, những con rươi được đánh bắt ở vùng đất An Thanh (Tứ Kỳ) được thị trường ưa chuộng hơn cả. Anh Hời cho biết: có thời điểm thương lái thu mua ruơi ở các nơi như Thanh Hóa, Nghệ An, Tiên Lãng (Hải Phòng) với giá 250.000 đồng/kg nhưng giá bán tại đây lên tới 330.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do vùng này có nguồn nước ngọt hơn, con rươi béo, có màu đỏ, chân ngắn, lúc đánh con rươi ra thì khô và quyện như xay giò, vì thế thị trường rất ưa chuộng.
Mỗi năm, xã An Thanh thu hoạch khoảng 7-8 tấn rươi, trung bình mỗi kg rươi có giá khoảng 300.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi năm người dân An Thanh thu về hơn 2 tỷ đồng từ con rươi. Do giá trị của rươi và cáy cao hơn rất nhiều so với cấy lúa nên xã An Thanh có chủ trương mở rộng diện tích đất bãi còn lại để khai thác rươi và cáy trong thời gian tiếp theo.

Sau đây là Link Video giới thiệu về con rươi ở An Thanh và Hình ảnh các nhà hàng Rươi Tứ Kỳ: 

http://www.youtube.com/watch?v=F-D0eJG_us8 


 

 

 

 

 Nguyễn Thị Ánh




    SỐNG LẠI MỘT VÙNG RƯƠI                         

Vùng đất An Thanh (Tứ Kỳ) với nhiều loại thủy sản sống tự nhiên, đặc biệt là con rươi đang dần được hồi sinh, đã làm sống lại một đặc sản truyền thống nổi tiếng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Người dân vớt rươi ở bãi sông An Lao

Trong khi nhiều loại thủy sản gần như tuyệt chủng bởi môi trường ô nhiễm và phương pháp đánh bắt bằng điện theo kiểu "diệt chủng”... thì vẫn còn đó vùng đất An Thanh (Tứ Kỳ) với nhiều loại thủy sản sống tự nhiên, đặc biệt là con rươi đang dần được hồi sinh, đã làm sống lại một đặc sản truyền thống nổi tiếng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ

       Chúng tôi về vùng đất An Thanh vào những ngày giữa tháng một (âm lịch). Xã An Thanh có 3 thôn, gồm An Lao, An Định và Thanh Kỳ nhưng thiên nhiên ưu ái cho An Lao và An Định gần 300 mẫu đất bãi ngoài đê sông Thái Bình, là nơi rươi sinh trưởng và phát triển tốt. Dẫn chúng tôi ra khu vực bãi ngoài đê, trưởng thôn An Lao Phạm Văn Mên tiếc cho chúng tôi về muộn 1 ngày so với ngày "nước rươi" tháng một (16 tháng một), không được chứng kiến cảnh thu hoạch rươi của người dân. Chỉ tay về phía bãi ngoài sông rộng ngút tầm mắt, anh Mên cho biết: "Mới ngày hôm qua, cả khu bãi này đông như hội. 7 giờ sáng, khi thủy triều bắt đầu rút, từng đoàn người tay rổ, tay chậu đổ ra bãi sông vớt rươi. Những chủ bãi đấu thầu khai thác rươi thì be bờ, đắp máng, chắn xăm (dụng cụ bắt rươi) để thu hoạch rươi. Trên bờ, từng đoàn ô-tô, xe máy của các thương lái đến tận nơi thu mua rươi để bán cho các nhà hàng, khách sạn, chợ ở TP Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội... Đến trưa, người ít cũng bắt được vài kg, nhiều chủ thầu bãi sông thu được hàng tạ rươi như anh Thắng, anh Quang, nhưng nhiều nhất phải kể đến "vua" rươi Vũ Huy Du".

         "Vua" rươi Vũ Huy Du là biệt danh được người dân trong xã đặt cho bởi anh là người có kinh nghiệm bậc nhất trong việc khai thác con rươi trên bãi sông thôn An Lao. Mặc dù đang rất bận với việc cải tạo 9 mẫu bãi đấu thầu ngoài đê khu vực nông trường Quý Cao để khai thác rươi, nhưng anh Du vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi. Anh cho biết: "Tôi đấu thầu bãi sông này nhiều năm, nhưng khoảng 2-3 năm trở lại đây, sản lượng rươi tăng rất nhanh, đặc biệt nước rươi tháng một năm nay. Tôi không ngờ, tháng này rươi lại nhiều đến thế. Rươi lên nhiều đến mức anh em phải liên tục thay nhau mở xăm, đổ rươi ra thúng. Kết thúc ngày thu hoạch, 9 mẫu bãi của tôi thu được hơn 5 tạ rươi. Với giá từ 250 nghìn đến 300 nghìn đồng/kg, tổng số tiền thu được gần 140 triệu đồng". Theo anh Du, rươi là loại thủy sản hoàn toàn sống tự nhiên ở vùng nước lợ, không ai nuôi được nhưng để cho năng suất cao thì ngoài yếu tố thiên nhiên ưu đãi, con người phải tạo môi trường đất, nước sạch cho chúng sinh trưởng và phát triển. Rươi là họ giun đất nên điều kiện sinh trưởng của chúng giống nhau. Do vậy, việc cải tạo đất là hết sức quan trọng. Người dân chỉ nên cấy vụ chiêm, bỏ vụ mùa. Khi chăm bón cho cây lúa chỉ được dùng phân hữu cơ, không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân vô cơ. Có như thế thì đất mới tơi, xốp, không bị ô nhiễm, rươi mới sinh trưởng và phát triển tốt.


Theo một số cụ cao niên trong xã, trước đây vùng đất này rươi nhiều vô kể, nhưng trong những năm từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến đầu thế kỷ 21, rươi ít dần rồi gần như biến mất. Cụ Phạm Văn Trúc, 80 tuổi, ở thôn An Lao còn nhớ lúc khoảng 13-14 tuổi, cụ theo cha đi xăm rươi. Ngày đó, chưa có đê nên thủy triều lên, cả vùng đất của thôn chìm trong nước, lúc đó rươi từ lòng đất chui ra. Khi thủy triều rút, rươi theo dòng nước chảy vào các mương, người dân cả làng lại dùng xăm chắn ở cuối các mương nước để bắt rươi. Rươi nhiều như trấu, người dân thường dùng thuyền để đựng rươi và dùng thúng để đong rươi. "Rươi chỉ hình thành và phát triển được ở vùng nước lợ, nhưng những năm trước, nước lũ luôn ở mức cao đã ngăn chặn sự xâm nhập mặn của nước biển khi thủy triều lên. Ngoài ra, kể từ khi số diện tích đất bãi ngoài đê được giao cho nông dân cấy lúa, họ đã sử dụng nhiều chế phẩm hoá học như thuốc trừ sâu, trừ cỏ và phân hoá học cho cây trồng đã làm môi trường đất, nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, người dân đắp bờ bao để ngăn mặn xâm nhập vào diện tích cấy lúa, làm thu hẹp vùng nước lợ cho rươi phát triển... Đây chính là nguyên nhân khiến rươi ít dần và hầu như không còn trong khoảng 10 năm từ 1990-2000", cụ Trúc cho biết.

Từ năm 2000 trở lại đây, thấy rõ lợi ích cũng như giá trị kinh tế của con rươi mang lại, nông dân An Thanh quan tâm khai thác rươi. Bằng việc bỏ cấy vụ mùa, không sử dụng thuốc trừ sâu mà sử dụng toàn bộ nguồn phân hữu cơ, đặc biệt là các loại phân gia cầm để bón lúa và cấy trở lại các giống lúa truyền thống như lúa hom, lúa gié, thêm vào đó là nguồn nước cũng được cải thiện nhờ thuỷ triều từ biển lấn sâu, đã tái tạo lại một vùng nước lợ rộng lớn lên đến hàng trăm mẫu, làm cho con rươi phát triển trở lại và ngày một nhiều lên.
         Theo ông Phạm Xuân Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã An Thanh: Hiện vùng bãi ngoài đê An Thanh có gần 300 mẫu khai thác được rươi, tập trung ở An Lao (150 mẫu) và An Định (150 mẫu). Mỗi năm 2 vụ, rươi chiêm từ tháng 3 đến tháng 5 và rươi mùa từ tháng 8 đến tháng một, nhưng nhiều nhất vẫn là tập trung vào tháng 9, 10 và tháng một (âm lịch). Bình quân mỗi năm, An Thanh thu được khoảng 7-8 tấn rươi, với giá cao như hiện nay, người dân vùng bãi này thu trên dưới 2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có An Lao khai thác tốt tiềm năng từ rươi, còn người dân An Định vẫn cấy lúa 2 vụ và sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân vô cơ chăm bón lúa nên sản lượng rươi thấp. Thời gian tới, xã chỉ đạo bà con nông dân trong xã, đặc biệt thôn An Định, quy hoạch lại vùng lúa, cải tạo, mở rộng diện tích khai thác rươi cho hiệu quả kinh tế cao.

SỸ THẮNG
                                 



Kinh nghiệm khai thác rươi ở An Thanh 
(Tứ Kỳ - Hải Dương)

cham-soc-thuy-san



  • Đắp bờ bao, cấy lúa không sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm tạo môi trườngđất,nước tốt để con rươi sinh trưởng, phát triển tốt…
  • Thương lái từ TP Hải Dương về An Thanh mua rươi
    Trước đây, rươi thường được khai thác bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào các điều kiện tự nhiên. Khi rươi “ra” người ta dùng xăm để hứng ở các máng nước chảy, vớt bằng vợt, rá, rổ… Từ cuối những năm 1960 trở lại đây, diện tích bãi có rươi, mật độ và tần suất rươi xuất hiện ít dần. Nguyên nhân chính là do con người làm thay đổi môi trường sinh bệnh tôm sống và phát triển của rươi thông qua việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ở các ruộng cấy lúa trên bãi ven sông và chuyển đổi ồ ạt đất triều bãi sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thuỷ sản.
    Trong những năm gần đây ở một số tổ chức và cá nhân bắt đầu quan tâm đến việc khai thác rươi bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi vùng nước cửa sông ven biển. Từ 1997-1998, Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Tứ Kỳ đã thực hiện dự án quy hoạch nuôi trồng bảo vệ và khai thác một số sinh vật nước lợ, trong đó, có quy
    hoạch khu vực bảo vệ và khai thác rươi ở xã An Thanh. Cuối năm 2007, một số hộ ở thôn An Lao, xã An Thanh, điển hình là ba anh em Vũ Văn Hời, Vũ Huy Du và Vũ Thị Duyên, đã thực hiện mô hình khai thác rươi bền vững mang lại hiệu quả rất đáng ghi nhận.
    Đắp đê khoanh vùng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi
             Trong nhiều năm ba anh em họ Vũ ở thôn An Lao đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để đắp đê bao và xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ khai thác rươi trên diện tích hơn 20 ha bãi đất đấu thầu lâu dài. Hệ thống thuỷ lợi được xây dựng gồm đê bao, kênh mương và cống điều tiết nước, bảo đảm chủ động cho nước thuỷ triều vào bãi và thoát ra sông một cách tự nhiên. Khi cần có thể giữ nước lại trên bãi hoặc gạn cạn nước ra khỏi mặt bãi phù hợp với con nước thuỷ triều trên sông. Các cống trên đê bao vừa để điều tiết nước ra vào bãi, vừa để đóng xăm thu hoạch rươi theo thời vụ.
    Khâu làm đất được các hộ tiến hành hai lần trong năm. Lần làm đất thứ nhất vào tháng 2-3 dương lịch. Dùng máy cày cày lật đất trên ruộng bãi. Sau đó bón phân lợn, phân gà, phân trâu bò, trấu, rơm rạ… rồi bừa nhuyễn, đánh phẳng mặt ruộng. Để hạn chế cỏ dại mọc trên mặt ruộng, người ta cấy giống lúa hom cổ truyền, hoàn toàn không bệnh tôm dùng phân hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Trong thời gian chưa khai thác rươi, toàn bộ hệ thống cống trên đê được mở hoàn toàn để nước thuỷ triều chảy ra vào tự nhiên. Sau một vài tuần, các ấu trùng rươi nhỏ như kim khâu theo nước thuỷ triều vào “định cư” trên ruộng. Khi nước cạn nhìn mặt ruộng thấy những lỗ li ti tức là rươi đã làm hang trên ruộng. Mỗi lỗ một rươi, lỗ càng nhiều thì năng suất thu hoạch sau này càng cao.
           Khi thuỷ triều xuống kiệt, mặt ruộng khô nước, chiều tối rươi chui đầu lên ăn và thở, khi thấy ánh đèn hoặc bóng người hàng vạn con rươi thụt xuống đất nghe rào rào như tằm ăn rỗi. Bới sâu 30-40 cm xuống dưới mặt đất có thể thấy những con rươi chưa trưởng thành dài, nhỏ, màu hồng trông giống con giun đất.
          Lần làm đất thứ hai vào tháng 6-7 dương lịch. Sau khi gặt lúa hom, rơm rạ được để lại trên ruộng, dùng máy cày cày vùi rơm rạ xuống, bón thêm phân hữu cơ rồi bừa kỹ nhiều lượt để vùi sâu rơm rạ và phân xuống dưới mặt đất. Lúc này con rươi ở dưới sâu cách mặt đất khoảng 30-40 cm nên không bị ảnh hưởng. Sau khi bừa ruộng xong bệnh tôm phải tháo cạn nước, để nước ngập lâu trong ruộng rươi non sẽ bị chết
    .

Đc sn Hi Dương - Mùa rươi ven sông Thái Bình


Mùa Rươi
Mấy hôm vừa rồi mình mẩy đau ê ẩm tại rươi đấy.Tháng chin đôi mươi tháng mười mồng 5.Trời mưa to mở lỗ rươi.Hôm qua tôi chạy qua công trình bên Thanh Xuân Thanh Hà thấy bà con đi vớt rươi đông như hội.
Từ các mẹ các chị.,các thanh niên.đến các cụ già.Rồi đến các cháu thiếu nhi,mang theo vợt rồi thau chậu để chờ vớt rươi.
Sau đó thương lái cũng đã đến để thu gom rươi mang về thành phố.

Mấy hôm nay rươi trên Thành Phố Hải Dương bán 300.000đ 1 kg.Còn ở cống Hương Thanh Hà bán 270.000/1 kg.Còn bên Tứ Kỳ bán 370.000đ/1 kg.Nghe nói rươi bên Tứ Kỳ ngon hơn các nơi khác nên đắt hơn.
Rươi là món đặc sản của vùng nước nợ mới có, những con rươi trông giống như giun lại giống như rết không biết từ đâu cứ ngoi lên .
Bao giờ cho đến tháng mười/ Bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy. Câu ca dao nhắc người ta tìm ăn chả rươi - món ăn đã thành “thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ” (Tùy bút Vũ Bằng)...
Mua rươi chọn những con mập màu hồng và còn tươi,thì về ăn sẽ ngon,còn những con màu xanh mình nhỏ cề ăn sẽ xác.Đem rươi về cho nước nóng già để<< làm lông>>.Lấy đũa khuấy đều cho sạch lông rươi và những rác bẩn rụng hết,sau đó dùng nước lạnh dội cho sạch đất.Làm chả rươi ,phải có thịt ba chỉ ngon.trứng gà hoặc chứng vịt ,lá lốt,hành hoa,lá gừng,hạt tiêu,đặc biệt phải có vỏ quýt nếu không sẽ mất đi mùi vị đặc chưng của rươi.các thứ trên được đánh nhuyễn với rươi .Nếu cầu kỳ thì hấp rồi mới rán thì chả rươi không bị vỡ.Nếu rán luôn thì phải lót lá chuối hoặc lá dong rán nhỏ lửa.

Làm món nấu thì rươi thường được nấu măng tươi có thêm khế vào.Khi ăn kèm rau sống.Món đặc sản quê hương này ăn rồi không thể quên được hương vị của nó.Bố mẹ và các em tôi sống trong Tây Nguyên,cứ mỗi lần vào tôi cố phải mang cho được 1 vaì chai mắm rươi và nước mắm cáy.Những câu chuyện về 2 món đặc sản này được gia đình hay nói đến nhiều nhất.Mỗi lần người thân về quê tôi cũng cố kiếm cho được để mọi người thưởng thức.Tết năm vừa rồi vợ chồng chú em tôi ở trong Lâm Đồng ra,tôi mua rươi về vợ chú ấy nhìn thấy con rươi bảo: Em nhìn nó rồi không dám ăn.2 đứa con gái thì thấy bố khuyến khích : Người Tứ Kỳ phải biết ăn món này các con ạ chúng nếm 1 miếng rồi thì cứ muốn ăn mãi…Được cái bây giờ người ta để được rươi quanh năm,mấy nhà ở dưới khu vực cầu xe cuối huyện tứ kỳ họ mua hàng mẫu đất chỉ để nuôi cáy và về mùa rươi thì vớt rươi bán cả năm thu mấy trăm triệu đồng.Mấy quán đặc sản rươi dưới vùng đó vào ăn lúc nào cũng có rươi.
Tứ Kỳ:18.11.2012
Người viết: Lê Văn Phúc

4 nhận xét:

  1. Đặc sản Rươi và những bí ẩn chưa lời giải !

    Ai cũng biết rươi là một đặc sản quý và hiếm, không phải vùng đất nào cũng có và không phải mùa nào cũng có, không phải cứ có tiền là mua được ngay. Bởi đơn giản, rươi là một sinh vật hiếm, với rất nhiều bí ẩn.
    Những ai đã từng ăn rươi, từng thấy rươi (rươi sống) thậm chí như chúng tôi là những người dân địa phương từ khi sinh ra đã thấy rươi, đi vớt rươi hàng mấy chục năm nay, nhưng rươi vẫn là một ẩn số. Mỗi lần nhắc đến rươi là cả một câu chuyện dài, cả một cuộc tranh luận không lời kết, mỗi người, mỗi cách. Tất cả, chỉ dừng lại ở phỏng đoán, kinh nghiệm chứ chưa có bất cứ giải thích khoa học nào cả.
    1). Rươi sinh sản và phát triển bí ẩn
    Rươi chỉ có rải rác ở một số tỉnh địa phương đồng bằng vùng trũng, có diện tích đất ngập úng, có con nước thủy triều lên xuống của các con sông, con lạch nhỏ, nước lợ như một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. ( Rươi nhiều nhất và ngon nhất chỉ có ở xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)
    Ở Hà Tĩnh, rươi chỉ có ở một ít vùng gần hạ lưu sông Lam: xã Xuân Hồng, Xuân Lam, huyện Nghi Xuân. Thậm chí trong cùng một cánh đồng, vùng có rươi, vùng không; thửa ruộng có rươi, thửa ruộng lại không có.
    Có những cụ già ở các địa phương sống gần hết cả đời người, đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần rươi nổi, nhưng cũng không biết rươi sinh sản như thế nào, khi nào, sống ở đâu và ăn thức ăn gì. Cũng chưa có một nghiên cứu khoa học nào giải thích về loại sinh vật này. Chỉ biết vào những tháng mùa đông, rươi lại nổi lên mặt nước khoảng 1-2 giờ đồng hồ, rồi lại biến mất.
    Rươi nổi và bơi trên mặt nước như con đỉa. Có khi nổi dày đặc, đỏ cả mặt nước.
    Những người nông dân đã không biết bao nhiêu người, bao nhiêu lần xới đất sâu, tỉ mỉ ở những vùng đất có rươi nổi để tìm. Nhưng sau khi nổi và biến mất người ta không tìm thấy bất kỳ một dấu hiệu nào của rươi sót lại. Kể cả những thửa ruộng đắp bờ kín không cho nước chảy ra.
    Nhiều người giải thích huyền bí cho rằng, nó sống ở tầng đất thứ 9, nhưng thân rươi lại vô cùng mềm và dễ vỡ. Chỉ cần chạm nhẹ vào thân nó, là nó có thể vỡ ra và chết. Nên rươi không thể chui nhanh xuống đất như vậy được.
    Hàng năm, rươi lại càng ít dần đi. Nhưng theo kinh nghiệm của dân dịa phương, những thửa ruộng nào phun nhiều thuốc cỏ, thuốc trừ sâu thì năm sau ở thửa ruộng đó, rươi sẽ nổi ít hơn.
    Theo Xuanhuongland@gmail.com (Nhà hàng Rươi Tứ Kỳ)

    Trả lờiXóa
  2. Đặc sản Rươi và những bí ẩn chưa lời giải! (Phần 2)
    (Nhà hàng Rươi Tứ Kì. Địa chỉ 129 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
    Rươi xuất hiện lạ lùng
    Không ai biết nó sinh sản vào mùa nào, như thế nào, con nào là con đực, con nào là con cái hay là lưỡng tính. Nên cũng không ai biết khi rươi xuất hiện trên mặt nước là lúc bắt đầu hay kết thúc cuộc đời của nó. Chỉ biết rằng khi xuất hiện, nó nổi đồng loạt trên mặt nước, thấy đỏ cả mặt ruộng như ổ cá tràu con, khoảng 1-2 giờ, rồi tất cả “biến mất”. không ai biết chắc chắn nó nổi ngày nào, giờ nào.
    Chỉ theo kinh nghiệm bao nhiêu năm của người dân địa phương chúng tôi, thì rươi chỉ xuất hiện vào 3 tháng là tháng 9,10,11 âm lịch hàng năm.
    Rươi thường nổi nhiều vào các ngày cuối, đầu và giữa tháng như ngày 29, 30; mồng 1, mồng 2: ngày 14, 15 rằm. Các ngày khác chỉ nổi rải rác, ít và khi có, khi không.
    Những ngày cuối tháng, rươi lại thường nổi vào lúc 1-2 giờ sáng; những ngày giữa tháng, ngày rằm, rươi lại thường nổi đồng loạt lúc 19-20 giờ. Các ngày khác có khi lại nổi lúc 7-8 giờ sáng. Tuy nhiên, các ngày, giờ rươi nổi cũng rất thất thường, thay đổi, không cố định. Không ai biết mà giải thích.
    Nhiều khi đến ngày rươi nổi, cả xóm, làng đều ra đồng, chờ để vớt, nhưng lại không thấy. Có khi bỗng nhiên thấy rươi nổi nhiều đỏ cả đồng, cả xóm, làng lại ùn ùn kéo nhau ra đồng vớt rươi.
    Theo Xuanhuongland@gmail.com (Nhà hàng Rươi Tứ Kỳ) - Điện thoại: 0912346958

    Trả lờiXóa
  3. Đặc sản Rươi và những bí ẩn chưa lời giải! (Phần3)
    (Nhà hàng Rươi Tứ Kỳ. Địa chỉ 129 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền – TP. Hải Phòng
    3). Cách đánh bắt độc đáo
    Rươi chỉ nổi ở những cánh đồng vùng nước lợ, có con thuỷ triều lên xuống của các con sông chảy qua các con hói, lạch vào đồng.
    Vào trong cánh đồng, nó cũng chỉ có ở những vùng biển, thửa ruộng gần con nước lên xuống. Những nhà có ruộng vùng này, họ đắp bờ ruộng cao lên quá mặt nước và tháo cho nước chảy qua một chỗ, đồng thời dùng lưới nhỏ hứng rươi. Ở những vùng đất chung thì mọi người cùng nhau dùng vợt để vớt.
    Ở các khúc hói, lạch, mỗi khúc một lại có một “trộ” rươi, được người ta ngăn lại đón rươi theo vùng nước. Các “trộ” rươi này được người ta thầu khoán với hợp tác xã. Thường đây là những chỗ có được nhiều rươi nhất. Sau khi đưa rươi về, ngươi ta phải chăm giữ cẩn thận trước khi nhập bán.
    Rươi thích nhiệt độ lạnh từ 1-8C . Người ta phải dùng đá lạnh mới tan ra để cho rươi vào, có như vậy rươi mới sống được một thời gian vài ngày trước khi được lái buôn đưa đi để bán sang Trung Quốc.
    4). Người dân địa phương không ai dám ăn rươi
    Lúc trước rươi nhiều và rẻ. Đến mùa rươi, cả làng thơm phức mùi chả rươi. Chúng tôi, có khi ăn chả rươi cả tuần liên tục, làm thức ăn chính hàng ngày.
    Gần 7-8 năm nay, rươi ít dần, giá cao vọt, dù thèm, nhưng hầu như trong làng không ai dám bỏ ra hàng trăm ngàn bỏ ra để mua rươi ăn. Những nhà đánh bắt được cũng chỉ dành bán đi lấy tiền. Chỉ cần 10kg là họ cũng đã có gần 2 triệu, bằng thu nhập bình thường của cả gia đình trong một tháng.
    5). Rươi là mặt hàng xa xỉ, siêu lợi nhuận
    Trước đây, rươi nhiều, chưa có người buôn bán nơi khác đến nên rươi bán rẻ. Nhưng, trong khoảng 7-8 năm trở lại đây rươi càng ngày càng ít đi, trong khi đó có các lái buôn từ Thanh Hóa vào mua để bán sang Trung Quốc nên giá rươi tăng vọt và trở thành mặt hàng "xa xỉ” với giá 500 ngàn/1kg, có khi lên tới 600 ngàn đồng.
    Trung bình các ngày nhiều rươi mỗi nhà vớt được 10-20kg, những người ít thì 4-5kg. Nhiều nhất có một số nhà, chỉ trong một đêm (hay đúng hơn là trong khoảng 2-3 tiếng đồng hồ) vớt được 100kg rươi và tính theo giá hiện nay tương đương thu lại 40-50 triệu đồng, ít nhất mỗi nhà cũng có 400-800 ngàn đồng mỗi đêm.
    Những đêm rươi nổi nhiều cũng phải đến khoảng hơn 4 tạ rươi, đem lại cho người dân khoảng gần 200 triệu đồng/đêm. Tính qua 3 tháng mùa rươi, người dân ở đây thu về hơn trục tỷ đồng.
    Theo Xuanhuongland@gmail.com (Nhà hàng Rươi Tứ Kỳ) - Điện thoại: 0912346958

    Trả lờiXóa
  4. Hình ảnh: Mời mọi người thưởng thức món rươi nóng chỉ có ở nhà hàng Rươi Tứ Kỳ số 129 Đà Nẵng, Ngô Quyền Hải Phòng. DT 0977547055.

    Trả lờiXóa